• Sample Page
Môi trường & Doanh nghiệp
No Result
View All Result
No Result
View All Result
Môi trường & Doanh nghiệp
No Result
View All Result

Điều 73. Nội dung kế hoạch phục hồi môi trường

admin by admin
June 1, 2023
in Uncategorized
0

1. Kế hoạch phục hồi môi trường phải bảo đảm đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 126 Luật Bảo vệ môi trường.

2. Nội dung đánh giá hiện trạng môi trường sau sự cố môi trường bao gồm:

a) Phạm vi, tính chất (loại hình), mức độ ô nhiễm đối với nguồn nước mặt, nước ngầm (nếu có) của khu vực xảy ra sự cố;

b) Phạm vi, tính chất (loại hình), mức độ ô nhiễm đối với môi trường đất của khu vực xảy ra sự cố;

c) Diện tích, độ phủ của hệ sinh thái rừng tự nhiên, rạn san hô, thảm cỏ biển (nếu có) của khu vực xảy ra sự cố.

3. Hoạt động khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường sau sự cố môi trường được thực hiện như sau:

a) Việc khảo sát, đánh giá phạm vi, tính chất (loại hình), mức độ ô nhiễm đối với nguồn nước mặt, nước ngầm (nếu có) được thực hiện thông qua chương trình quan trắc chất lượng môi trường theo quy định về kỹ thuật quan trắc môi trường;

b) Việc khảo sát, đánh giá phạm vi, tính chất (loại hình), mức độ ô nhiễm đối với môi trường đất được thực hiện thông qua hoạt động điều tra, đánh giá sơ bộ và điều tra, đánh giá chi tiết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;

c) Việc khảo sát, đánh giá hiện trạng hệ sinh thái rừng tự nhiên, rạn san hô, thảm cỏ biển được thực hiện theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp và thủy sản.

4. Giải pháp phục hồi môi trường phải đáp ứng yêu cầu sau:

a) Giải pháp phục hồi chất lượng môi trường đối với nguồn nước mặt, nước ngầm phải phù hợp với tính chất, mức độ, phạm vi ô nhiễm của nguồn nước;

b) Giải pháp phục hồi ô nhiễm môi trường đất được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 17 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;

c) Giải pháp phục hồi diện tích, độ phủ của hệ sinh thái rừng tự nhiên, rạn san hô, thảm cỏ biển phải phù hợp với quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp và thủy sản.

5. Chương trình quản lý, quan trắc, giám sát trong thời gian phục hồi môi trường phải bảo đảm theo dõi được diễn biến chất lượng môi trường theo từng giai đoạn phục hồi môi trường và được thực hiện như sau:

a) Việc quan trắc, giám sát chất lượng môi trường nước mặt, nước ngầm được thực hiện theo quy định về kỹ thuật quan trắc môi trường;

b) Việc quan trắc, giám sát chất lượng môi trường đất được thực hiện theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 17 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;

c) Việc quan trắc, đánh giá diện tích, độ phủ của hệ sinh thái rừng tự nhiên, rạn san hô, thảm cỏ biển được thực hiện theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp và thủy sản.

Previous Post

Điều 72. Lập, phê duyệt kế hoạch phục hồi môi trường sau sự cố môi trường

Next Post

Điều 74. Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu hoàn thành kế hoạch phục hồi môi trường

Next Post

Điều 74. Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu hoàn thành kế hoạch phục hồi môi trường

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Recent Posts

  • Điều 85. Trách nhiệm thực hiện
  • Điều 84. Hiệu lực thi hành
  • Điều 83. Điều khoản chuyển tiếp
  • Điều 82. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ
  • Điều 81. Thống kê, theo dõi và công bố nguồn lực chi cho bảo vệ môi trường

Recent Comments

No comments to show.

Archives

  • June 2023
  • May 2023

Categories

  • Uncategorized

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

No Result
View All Result

© 2023 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.